Play with Earn (PwE) ắt hẳn là một thuật ngữ mới mẻ với cộng đồng GameFi. Khi các xu hướng Free to Play, Play to Earn,… dường như có phần chậm lại và không còn thu hút như trước, thị trường game cần một giải pháp mới. Vậy Play with Earn (PwE) là gì? Liệu đây có phải là xu hướng kiếm tiền mới giúp vực dậy thị trường GameFi hay chỉ là trào lưu nhất thời? Tất cả sẽ được giải mã trong bài viết của Game6.
Play with Earn (PwE) là gì?Để hiểu định nghĩa Play with Earn là gì, ta phải quay về với các thuật ngữ đã có từ trước.
Hầu hết cái gì phát hành với thông điệp MIỄN PHÍ đều rất được chào đón tại thị trường game Việt. Và thế là Free to Play ra đời.
Free to Play - Có thực sự miễn phí?Free To Play hay F2P chỉ những trò chơi trực tuyến không thu phí tham gia của người chơi. Những người chơi tập trung sâu vào trải nghiệm ingame. Tuy nhiên, đôi khi F2P chỉ là chiêu bài PR của nhiều nhà phát hành. Muốn trở nên bá đạo trong game hay có nhiều trang bị ngon, thời trang đẹp thì người chơi dù muốn hay không, dù sớm hay muộn cũng phải nạp tiền. Vì nếu không, họ sẽ có cảm giác là kẻ yếu thế trong game.
Người chơi phải tiến hành nạp tiền từ thẻ cào điện thoại, SMS hay thẻ game để tiếp tục chơi hoặc mua sắm vật phẩm. Để có trải nghiệm chơi tốt nhất, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua trang bị VIP hay các tính năng độc quyền. Có thể kể đến những gương mặt vàng của làng cào thẻ như Hắc Điểu, LouisVuitton, Lâm Tuyết Nhạn… - những tên tuổi huyền thoại trong giới game thủ.
Sử dụng tính năng độc quyền, vip trong game (Nguồn ảnh: game4v.com)
Tuy nhiên, nạp tiền vào game lại mất giá trị rất nhanh và chỉ dừng lại ở dịch vụ giải trí chứ chưa giúp người chơi kiếm thêm lợi nhuận.
Pay to Play - Bỏ tiền để chơiTrái ngược với Free to Play (F2P) thì Pay to Play chỉ những trò chơi yêu cầu game thủ phải trả phí để trải nghiệm và chỉ cần trả một lần duy nhất để được truy cập vào tất cả các tính năng của game.
Nếu như Free to Play thường áp dụng cho game online có số lượng người chơi lớn thì P2P chủ yếu là game offline và sở hữu đồ họa chất lượng rất cao, xứng đáng với số tiền khách hàng đã bỏ ra.
Những game nổi tiếng của thể loại này có thể kể đến như: Final Fantasy XIV, World of Warcraft, The Elder Scrolls Online…
Điểm mạnh của P2P là đảm bảo một sự công bằng giữa những người chơi như nhau. Tất cả được quyết định bằng kỹ năng, không phải cứ nhiều tiền là thắng. Môi trường Pay to Play cũng ít thành phần "trẩu tre" hơn vì chủ yếu đối tượng là người trưởng thành, đã đi làm. Vì tốn tiền mà nên đâu phải ai cũng chơi được. Tuy nhiên, chính vì phải bỏ tiền để chơi nên kỳ vọng của game thủ đối với dự án rất lớn, nếu không đáp ứng được thì game sẽ chết rất nhanh.
Play to Earn - Chơi game kiếm tiền Bùng nổ vào nửa cuối năm 2021, Game Blockchain hay GameFi đã tạo ra một làn sóng tỷ đô từ các nhà đầu tư lớn nhỏ khắp thế giới. Kể từ sự thành công của Axie Infinity, có hàng trăm dự án mới được khởi động liên tục và phát hành IDO.
Play to Earn (P2E) hiểu đơn giản là chơi game kiếm tiền. Tài sản trong game có thể được người chơi trao đổi, mua bán thông qua các sàn giao dịch hoặc mạng lưới Blockchain. Người chơi cần đầu tư một số vốn ban đầu để earn được trong tương lai.
(Nguồn ảnh: nftgames.com)
Hiện nay, mô hình này vẫn chưa thực sự tiếp cận được nhiều người chơi game truyền thống mà hầu hết chỉ là những đối tượng muốn kiếm tiền nhanh. Các nhà phát hành cũng chưa tập trung phát triển gameplay nên rất ít dự án đường dài.
Đây là câu hỏi nhức nhối rất cần lời giải đáp, nhất là trong thị trường GameFi đang downtrend. Liệu có làn gió mới nào giúp thị trường có bước chuyển mình ngoạn mục và phát triển bền vững hay không?
Mô hình Play with Earn ra đờiXu hướng nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Và Play with Earn (PwE) kết hợp tất cả những gì tinh túy nhất từ 3 xu hướng kể trên. Tóm lại, các dự án Play with Earn hỗ trợ cả người chơi free lẫn người chơi nạp tiền. Và tất nhiên họ có thể KIẾM TIỀN được. Ngoài ra, những dự án có cơ chế Play with Earn cũng phải đảm bảo vòng đời lâu dài, xây dựng hệ sinh thái riêng bền vững.
Dự đoán là xu hướng kiếm tiền mới trong nửa cuối năm 2022 và nằm trong cuộc cách mạng tiếp theo của GameFi – GameFi phiên bản 2.0. (Nguồn ảnh: beincrypto.com)
Vậy ai là người tiên phong tạo lập xu hướng mới này? Nó có thể tạo ra một thành công vang dội, kéo cả một thị trường “to the moon” hay không? Game6 sẽ bật mí trong những tin bài tiếp theo.
To be continued...